0243 917 2222

[GÓC THƯ GIÃN] NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỤC LỆ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO

26/01/2019

Cội nguồn của chuyện Ông Táo đã có từ lâu, theo dân gian Trung Quốc, ông Táo là vị thần lâu đời nhất so với các vị thần khác. Ngay từ đời Hạ, Ông Táo đã là vị đại thần được cúng trong dân gian, hầu như trong bếp của nhà nào nhà nấy đều đặt bàn thờ “Ông Táo”, vị thần chuyên trông nom “bếp lửa” của các gia đình. Ông Táo được sùng bái như vị thần bảo hộ cho gia đình.

Đến ngày 23 tháng chạp Ông Táo sẽ trở về trời để báo cáo lại sự ác thiện của người trong gia đình cho Ngọc Hoàng. Lễ tiễn Ông Táo trong ngày đó được gọi là “Tống Táo ” hoặc “Từ Táo”. Căn cứ tình hình báo cáo của Ông Táo, Ngọc Hoàng lại nhờ Ông Táo mang những điều tốt lành phúc họa về cho gia đình này. Vì vậy đối với các thành viên trong gia đình mà nói, nội dung báo cáo của Ông Táo là điều hết sức quan trọng.

Hoạt động tiễn Ông Công Ông Táo thường hay diễn ra vào lúc chiều tối .Các thành viên trong gia đình đến vào nhà bếp, bày bàn thờ, thắp hương kính mời Ông Công Ông Táo, rồi bày bánh kẹo. Có nơi còn lấy mật bôi lên miệng của Ông Táo với ngụ ý là cho Ông Táo ăn nhiều của ngọt, để khỏi nói xấu người trong gia đình. Sau khi bôi mật lên miệng của Ông Táo, rồi đốt thần tượng với giấy để hóa thành khói bay lên trời.

Việc cúng Ông Táo trong ngày 23 tháng chạp có quan hệ mật thiết với hoạt động ăn mừng tết. Bởi vì, trong Đêm giao thừa diễn ra sau một tuần, Ông Táo sẽ mang theo những điều tốt lành phúc họa của các thành viên trong gia đình và đưa các vị thần khác xuống tới trần gian. Ông Táo là vị thần dẫn đường cho các vị thần khác. Các vị thần khác sau những ngày tết lại trở về trời, chỉ có Ông Táo ở lại canh trực trong bếp gia đình.

Lễ đón thần được gọi là “rước thần” , đối với ông Táo thì gọi là “rước Ông Táo”. Lễ rước Ông Táo nói chung tổ chức trong ngày 30 Tết. Nghi lễ tương đối đơn giản, chỉ cần thay chiếc đèn mới trong bếp, rồi thắp hương trước bàn thờ bếp là được.

Rate this post

Tin tức liên quan

TƯ VẤN KHÁCH HÀNG